Tâm lý học trong cờ – một lĩnh vực nghiên cứu có tính thời sự song tương đối mới mẻ. Sự cần thiết phân tích diễn biến tâm lý của vận động viên cờ xuất phát từ bản chất đối kháng của con người trên bàn cờ.Chúng ta đều rõ, phần lớn các thế cờ xuất hiện trong ván đấu chỉ mang tính chất “vấn đề tạm thời”, có nghĩa là một cách giải quyết mạnh nhất hoặc duy nhất đúng có thể không tìm ra được
(vì không phải chúng luôn có), và vì thế, việc chọn lựa nước đi phụ thuộc vào chính những đặc thù cá nhân của người chơi cờ: kinh nghiệm, kiến thức, tính cách, lối chơi, khả năng đánh giá đối phương v.v…
(vì không phải chúng luôn có), và vì thế, việc chọn lựa nước đi phụ thuộc vào chính những đặc thù cá nhân của người chơi cờ: kinh nghiệm, kiến thức, tính cách, lối chơi, khả năng đánh giá đối phương v.v…
Từ đây suy ra rằng trình độ của đối thủ, mục tiêu họ tiến tới, kết hợp với sự tự lượng sức mình một cách đúng đắn cho phép người chơi cờ có thể đoán biết được hướng diễn biến có thể của ván cờ và từ đó chọn lựa cho mình phương hướng tác chiến đúng đắn. Điều này còn có nghĩa là để đạt được thành tích, người chơi cờ không những chỉ nắm vững lý thuyết và kỹ thuật chơi, mà cần có kỹ năng đánh giá ưu nhược điểm trong lối chơi và tính cách của đối thủ cũng như đánh giá khách quan chính bản thân mình. Đưa các yếu tố tâm lý vào việc đánh giá tình huống – chính vì vậy – là điều kiện cần thiết để chơi cờ có hiệu quả. A. Alekhin đã nhấn mạnh:
“Tôi cho rằng, những yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành tích, thứ nhất, hiểu được mặt mạnh và yếu trong sức chơi của mình; thứ hai, đánh giá chính xác mạnh yếu của đối phương. Trước đây chúng ta chơi cờ để chống lại các quân cờ, còn ngày nay, chúng ta chống lại con người cụ thể với ý chí, thần kinh, cũng như những đặc thù cá nhân họ, không loại trừ ngay cả những vinh quang mà họ có”.
Thật tiếc, ngày nay nhiều vận động viên cờ có quan niệm sai lầm về việc phủ nhận vai trò của tâm lý học trong cờ, biểu hiện ở hai thái cực đối lập nhau. Những người đại diện quan niệm cho rằng chỉ tồn tại vấn đề lý thuyết cờ “thuần túy” là thứ cần thiết duy nhất cho thi đấu. Đặc tính, cũng như khẩu vị cá nhân của đối phương không đáng đáng để quan tâm trong việc lựa chọn các quyết định.
Ngược lại, thông qua ván đấu và lời bình luận của nhiều danh nhân cờ, vai trò nghiên cứu tâm lý đối thủ thể hiện sáng chói, mang lại những thắng lợi hiệu quả bất ngờ.
Thí dụ, khi bình một ván cờ A. Alekhin đã giải thích tại sao ông lại chọn nước cờ này chứ không phải nước cờ khác: “Tôi lựa chọn chính nước đi này không phải vì nó mạnh hơn các nước khác, tôi thực sự muốn lái thế cờ theo xu hướng phức tạp về chiến thuật, vì đối thủ của tôi tương đối kém tự tin trong phòng thủ”. Điều tiên đoán của Alekhin đã thành sự thực. Ván cờ kết thúc khá nhanh.
Cũng không kém phần sai lầm ở thái cực ngược lại – quá phóng đại vai trò của các đấu pháp mang tính tâm lý. Những tiểu xảo tâm lý chỉ có thể có tác dụng trong một số ít trường hợp cá biệt, tuyệt nhiên không thể đóng vai trò hoàn hảo trong mọi trường hợp. Điều quan trọng cần phải nhấn mạnh rằng phương pháp tiếp cận có tính tâm lý – trên thực tế – được xây dựng trên nền tảng của sự hiểu biết khách quan về các nguyên lý chiến lược và chiến thuật cờ.
Thật sai làm khi áp dụng những tiểu xảo tâm lý trong ván cờ chỉ để “dọa nạt” hay “làm rối trí” đối phương. Tất nhiên, cần kiên trì tìm kiếm những quyết định tốt nhất cho thế cờ, song không được quên rằng, những quyết định đó phải chứa đựng sự đánh giá đúng đắn về đối phương cũng như về chính bản thân mình. Cờ cũng như nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống con người, luôn luôn tồn tại hai mặt song song – khách quan và chủ quan. Người chơi cờ không được phép để cho hai mặt này đối lập nhau, hoặc coi trọng mặt này mà coi nhẹ mặt khác. Chỉ những con người sống áp dụng các nguyên lý và quy luật lý thuyết, hơn nữa, chính các nguyên nguyên lý và qui luật này lại do lao động con người sáng tạo ra.
Cần nhấn mạnh rằng, trên thực tế, mỗi người chơi cờ là một nhà tâm lý – tuy rằng đôi khi chính anh ta cũng không ý thức được điều đó.
Ngày nay, phần lớn các tay cờ trình độ cao đều hiểu rõ ý nghĩa và vai trò to lớn của vấn đề tâm lý và tự giác áp dụng những nhân tố này trong sự nghiệp của mình. Thật thú vị khi nghe câu chuyện của Đại kiện tướng O. Romanhisin nói về đấu pháp yêu thích nhằm tác động tâm lý lên đấu thủ của mình:
Thí Tốt, đôi khi là vũ khí tác động tâm lý không tồi. Chỉ là tâm lý thôi vì nhượng bộ chút ít vật chất không thể làm mất cân bằng trong thế cờ. Hơn nữa, thật kỳ lạ, nhiều lúc đối thủ bỗng nhiên bị rơi vào tình trạng nặng nề của “tâm lý hơn Tốt”.
Nguồn:Internet
Nguồn:Internet